Bê tông chịu nhiệt
Bê tông chịu lửa hay còn gọi bê tông chịu nhiệt là sản phẩm bê tông với hàm lượng xi măng thấp, hoặc không xi măng có khả năng sử dụng các cốt liệu chịu nhiệt và chất liên kết để tạo nên sản phẩm bê tông có khả năng chịu nhiệt lên tới 1850oC
1- Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại bê tông chịu nhiệt có nhiệt độ sử dụng từ
1 200oC đến 1 600oC, được sử dụng cho các thiết bị nhiệt của các ngành công nghiệp.
2- Định nghĩa:
Bê tông chịu lửa ít xi măng (LCC) là vật liệu chịu lửa không định hình, nó được sử dụng rất phổ biến để xây lót các lò công nghiệp, trong thành phần của bê tông có chứa từ 4-8% xi măng cao alumin (CAC), đặc điểm của bê tông loại này là lượng nước trộn thấp, cường độ cao, bền nhiệt, bền hoá, dễ thi công.
Trong thành phần của bê tông có chứa một hàm lượng nhỏ phụ gia phân tán để làm giảm lượng nước khi trộn và tăng tính chảy của bê tông, tùy theo chủng loại xi măng cao alumin sử dụng đóng rắn nhanh hay chậm mà nó còn được thêm phụ gia chậm đông hoặc phụ gia đóng rắn nhanh bê tông.
Do trong thành phần bê tông LCC có xi măng cao alumin nên khi trộn bê tông với nước nó đóng rắn thủy lực, các khoáng chính trong xi măng cao alumin là CA và CA2, cơ chế đóng rắn ở nhiệt độ thường diễn ra như sau:
Ở nhiệt độ < 24oC: (CA, CA2) + H2O ? CAH10 + AHx (x < 3)
Từ 24-35oC: (CA, CA2) + H2O ? C2AH8 + AHx + AH3
Khi nhiệt độ > 35oC: (CA, CA2) + H2O ? C3AH6 + AH3
Tuy nhiên việc biến đổi ở trên để trở thành dạng hydrat ổn định thì có một số pha bị thay đổi thể tích dẫn đến suy yếu hoặc phá vỡ cấu trúc, khi gia nhiệt lần đầu xi măng ngậm nước sẽ trải qua quá trình đề hydrat hóa trong khoảng nhiệt độ 210-370oC, trong đó AH3 tách nước ở 230oC và C3AH6 ở 315oC, nếu gia nhiệt quá nhanh sẽ làm nổ bê tông, để chống nổ bê tông thì các phụ gia sợi polypropylene, polyester được sử dụng, các sợi này có chiều dài từ 3-10 mm và đường kính từ 15-40 mm, khi cháy nó để lại các mao dẫn để nước thoát ra ngoài.
3- Giá trị sử dụng:
– Không phải trả giá cao để mua loại gạch dị hình phức tạp, dị hình đặc biệt với quá trình đặt hàng, sản xuất và nhận hàng có thể sẽ bị chậm chễ, kéo dài.
– Có thể dùng loại bê tông chịu nhiệt này để cấu trúc nên một bức tường nguyên khối với tốc độ nhanh, đơn giản, giá thành thấp.
– Quá trình gia công chế tạo bê tông chịu nhiệt được tiến hành giống như với các loại bê tông thông thường, cũng trộn và đổ khuôn như vậy, không yêu cầu một kỹ thuật đặc biệt nào khác như công nghệ chế tạo gạch nung.